SSR là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị SSR

SSR - Solid State Relay hay còn được gọi với những cái tên như relay bán dẫn SSR, rơ-le trạng thái rắn (SSR). SSR relay bán dẫn hiện nay là một giải pháp thay thế cho việc sử dụng công tắc cổ điển khi bạn muốn bật hoặc tắt mạch. SSR được kích hoạt bởi điện áp bên ngoài tác động lên bộ phận điều khiển. SSR không có bộ phận chuyển động, do đó các thiết bị SSR hoạt động nhanh hơn, tuổi thọ dài và an toàn hơn so với sử dụng công tắc truyền thống. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về SSR và nguyên lý hoạt động của thiết bị này.

SSR là gì?

SSR là tên viết tắt của cụm từ Solid State Relay. Đây là một loại thiết bị được sử dụng để chuyển mạch, điều khiển dòng điện mà không yêu cầu sử dụng bất kỳ một bộ phận cơ khí nào như relay truyền thống.

Chính vì vậy SSR có nhiều lợi ích hơn so với relay truyền thống. Vì không sử dụng chuyển động vật lý nên SSR có độ tin cậy cao, không gây tiếng ồn, không có tia lửa, tuổi thọ, độ bền cao hơn so với relay truyền thống. Ngoài ra SSR còn có tốc độ chuyển mạch nhanh, khả năng chống nhiễu mạnh và kích thước nhỏ.

SSR thường được sử dụng trong các ứng dụng điều khiển, bảo vệ và kiểm soát dòng điện và mạch điện.Trong thực tế, SSR có thể được sử dụng trong hệ thống điều khiển nhiệt độ,động cơ, ánh sáng, sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp và nhiều ứng dụng điện tử khác.

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật điện tử, SSR đã trở thành một giải pháp hiệu quả và đáng tin cậy cho việc điều khiển dòng điện. Sự kết hợp giữa các linh kiện bán dẫn và khả năng điều khiển chính xác dòng điện đã làm cho SSR trở thành một công cụ quan trọng trong các ứng dụng điện tử và công nghiệp hiện đại.

Cấu tạo của rơ le bán dẫn SSR là gì?

Rơ le bán dẫn SSR có cấu tạo khá đơn giản bao gồm các Diot phát quang và bộ Tri-ac. Vì chúng không có bộ phận chuyển động đóng ngắt dòng điện như contactor hay relay truyền thống, relay loại cơ khí

SSR Relay được thiết kế như một công tắc bật tắt đơn giản với đầu cực nguồn và đầu cực tải có nhiệm vụ chuyển đổi khi tín hiệu điều khiển bên ngoài được chuyển đến rơle qua một đầu cực khác. Khi điều này xảy ra thì việc chuyển đổi xảy ra rất nhanh và tải được cấp nguồn. Relay có thể được thiết kế và sử dụng trong khoảng năng chuyển đổi AC hoặc DC. Tuy nhiên cấu hình bên trong phải được sửa đổi để hoạt động tốt cho cả hai trường hợp. Relay DC có thể hoạt động với 1 MOSFET duy nhất. Với nguồn và cổng được kết nối với nguồn và tải của mạch chính, còn tín hiệu điều khiển sẽ được gắn vào cổng thông qua.

Tín hiệu điều khiển có thể có công suất rất thấp, chúng cho phép rơle (và mạch tải lớn) được điều khiển bởi một thứ nhỏ ví dụ như Arduino. Rơle trạng thái rắn có thể có nhiều bóng bán dẫn được xếp song song với nhau để cho phép tiềm năng dòng điện cao hơn, có thể được đánh giá vào khoảng 100 ampe.

Nguyên lý hoạt động của SSR

Mặc dù khác nhau về tín hiệu đầu vào nhưng tất cả các SSR đều hoạt động theo một nguyên lí chung là: Dùng một dòng điện trở nhỏ để điều khiển một dòng điện tải lớn hơn rất nhiều. Các dòng điện trở nhỏ có thể là biến trở, tín hiệu analog 4-20mA 0-10v hoặc tín hiệu relay từ bộ điều khiển. Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị SSR Relay bán dẫn:

- Input Control Circuit: Đây là phần của SSR nhận tín hiệu điều khiển từ mạch điện hoặc vi điều khiển. Input control circuit thường sử dụng điện trở và đi-ốt để điều khiển thành phần bán dẫn bên trong SSR.

- Optoisolator: Là một linh kiện quan trọng trong SSR để cách ly hoàn toàn tín hiệu điều khiển từ nguồn điều khiển và mạch công suất. Thiết bị này bao gồm một đèn LED và một fototriac hoặc fototransistor. Khi tín hiệu điều khiển ánh sáng từ LED, nó kích hoạt fototriac hoặc fototransistor để chuyển mạch dòng điện trong mạch công suất.

- Output Power Circuit: Đây là phần của SSR điều khiển dòng điện trong mạch công suất. Output power circuit sử dụng các thành phần bán dẫn như thyristor (SCR) hoặc triac để chuyển mạch dòng điện. Khi tín hiệu điều khiển từ optoisolator được kích hoạt, thyristor hoặc triac được mở hoặc đóng để điều khiển dòng điện trong mạch nạp.

- Heat Sink: SSR thường được gắn kết với một tản nhiệt (heat sink) để tản nhiệt và duy trì nhiệt độ hoạt động an toàn. Heat sink giúp SSR làm việc ổn định và giảm nguy cơ quá nhiệt.

Cấu trúc và thiết kế của SSR có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng. Một số SSR có thể có các tính năng bổ sung như bảo vệ mạch điện khi điện áp quá tải, cách ly điện và điều chỉnh điện áp đầu vào. SSR luôn cung cấp một giải pháp điều khiển dòng điện an toàn, chính xác và không gây tiếng ồn trong các ứng dụng điện tử và công nghiệp.

Hướng dẫn sử dụng relay bán dẫn SSR

Khi sử dụng relay bán dẫn SSR , một điều khác với các loại relay thông thường là nó không xảy ra hiện tượng tia lửa tóe ra, không gây ra tiếng ồn và gây nhiễu. Bên cạnh đó SSR có thời hạn sử dụng lâu dài và độ bền cao. Relay bán dẫn còn có khả năng chống mòn, có thể điều khiển được điện áp, kích thước nhỏ gọn nên dễ đóng gói và vận chuyển. Vì thế hiện nay relay bán dẫn được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất cần một công suất tiêu thụ lớn ví dụ như sản xuất các linh kiện điện tử, đồ gia dụng, bao bì… dùng để gia nhiệt nhà máy nhựa, hạt nhựa, hệ thống lò điện lò nung nấu, lò thí nghiệm…

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu phải làm việc ở công suất lớn thì thiết bị SSR có thể bị quá nhiệt. Điều này đòi hỏi người sử dụng phải có các kiến thức, hiểu biết sâu về các thiết bị điện tử. Vì có nhiều lúc gây lạc tín hiệu và có thể dẫn đến chập cháy điện.

Phân loại SSR

Zero-Switching Relays

Relay quay về hoạt động tối thiểu khi điều khiển điện áp được áp dụng. Bên cạnh đó điện áp của tải là gần bằng không. Khi điện áp kiểm soát được lấy ra thì Zero – Chuyển đổi rơle sẽ tắt tải và dòng điện trong tải là gần như bằng không. Zero-chuyển mạch relay là loại relay được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Instant ON Relays

Là thiết bị chuyển mạch ngay khi nhận tín hiệu ON rơ le cho phép tải được bật hoặc tắt tại bất kỳ điểm nào. Độ trễ này thường nằm trong khoảng ms (mili giây)

Peak Switching Relays

Turns ON tải khi điện áp điều khiển là dòng và điện áp của tải với một tốc độ cao đỉnh điểm. Và chúng sẽ chuyển mạch rơ le TẮT khi điện áp kiểm soát được lấy ra và hiện tại tải là gần như bằng không

Analog Switching Relays

Có một số lượng vô hạn của điện áp đầu ra có thể trong các relay phạm vi đánh giá Analog relay chuyển đổi đã được xây dựng trong đồng bộ hóa mạch điều khiển lượng điện áp đầu ra. Nó như là một chức năng của điện áp đầu vào này cho phép một chức năng Ramp-Up của thời gian để có thể được vào tải. Khi điện áp kiểm soát được lấy ra thì Analog rơ le sẽ chuyển mạch TẮT và hiện tại tải là gần bằng 0.

Các thông số kỹ thuật quan trọng cần lưu ý khi sử dụng thiết bị SSR Relay bán dẫn

- Dòng điện điều khiển: Nếu cấp một dòng điện quá lớn. Điều đó có thể làm cho relay bị chết. Còn nếu cấp dòng quá nhỏ thì relay có thể sẽ không hoạt động được. Vì sử dụng LED hồng ngoại nên chúng ta cần lưu ý một điều là dùng điện áp quá mức có thể gây chết LED trong relay bán dẫn. Bạn có thể mắc thêm trở hạn dòng để hạn chế điều này xảy ra.
- Dòng chịu tải đầu ra: Đây là một thông số quan trọng bạn cần lưu ý khi sử dụng relay bán dẫn. Cần biết được dòng chịu tải ra như nào để từ đó có thể mắc vào dòng điện nào cho hợp lí. Nếu không tìm hiểu kỹ sẽ làm chết rơ le.
- Hiệu điện thế ở đầu ra: Nếu hiệu điện thế quá nhỏ mà mắc vào những tải có hiệu điện thế lớn hơn nó rất nhiều thì sẽ dẫn đến relay sẽ bị hư hỏng.

Ngoài các thông số kỹ thuật trên thì một số thông số bạn nên lưu ý nữa là:

+ Điện áp kích
+ Điện áp đóng ngắt tải AC mắc nối tiếp
+ Dòng tải
+ Kích thước
+ Dòng điện input
+ Điện áp output
+ Bảo vệ mạch ở nhiệt độ nào?
+ Nhiệt độ hoạt động rộng là bao nhiêu?

Ưu, nhược điểm của SSR

Ưu điểm của SSR

- Không có hiện tượng tia lửa, không gây nhiễu và tiếng ồn như nhiều loại relay truyền thống
- Độ bền và tuổi thọ cao.
- Dòng điều khiển thấp nhưng chúng có thể điều khiển được điện áp cao
- Kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho việc đóng gói và vận chuyển

Nhược điểm

- Khi làm việc ở công suất lớn thì SSR cần được tản nhiệt.
- Người sử dụng cần có hiểu biết và kiến thức về điện tử chuyên sâu
- Nhiều khi có thể gây méo tín hiệu
- Có thể xảy ra hiện tượng dò điện và chết chập

Ứng dụng của Rơ le bán dẫn

Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về SSR là gì? Những ưu, nhược điểm của SSR là gì? Vậy ứng dụng của SSR là gì? Dưới đây là ứng dụng của SSR mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

- Dùng để gia nhiệt nhà máy nhựa, bao bì nhựa, hạt nhựa;
- Gia nhiệt hệ thống lò điện, lò nung nấu, lò thí nghiệm, lò hơi điện…
- Sử dụng trong nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, đồ gia dụng…

Sự khác nhau giữa SSR và Relay điện từ SCR

So với SSR thì Relay điện từ sẽ có giá thành thấp hơn, dễ dàng sử dụng hơn và cho phép chuyển đổi một mạch nạp điều khiển bởi một điện năng thấp. Tuy nhiên thì nhược điểm của Relay điện từ là có tốc độ xử lý chậm, phòng hồ quang gây nhiễu và sẽ gây ra tiếng ồn lớn khi sử dụng lâu dài.

SSR là sự thay thế cho SCR ở thời điểm hiện tại, chúng có thể khắc phục được tốt được những nhược điểm và những hạn chế của SCR. Việc tách điện giữa 2 tín hiệu điều khiển đầu vào và điện áp tải đầu ra sẽ được thực hiện bởi sự trợ giúp của một loại cảm biến ánh sáng là Coupler.

SSR hay relay điện tử đều có ưu điểm chúng là mức độ tin cậy cao khi sử dụng, giảm nhiễu điện từ (EMI), không phóng điện hồ quang và từ trường, thời gian phản ứng sẽ nhanh hơn so với SCR. Tuy nhiên thì so với SCR thì SSR sẽ sinh nhiệt và tuổi thọ sẽ ngắn hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về SSR; những ưu điểm, nhược điểm của SSR và những ứng dụng phổ biến hiện nay của SSR mà Semitech muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết giúp bạn đọc hiểu thêm về SSR là gì. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm thiết bị điện hãy liên hệ đến Semitech SĐT 0919 944 885 , chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị điện, linh kiện bán dẫn chính hãng với những thương hiệu uy tín để bạn có thể lựa chọn với nhiều giá cả khác nhau

Bài viết khác

SSR là gì Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị SSR

SSR là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị SSR

SSR - Solid State Relay hay còn được gọi với những cái tên như relay bán dẫn SSR, rơ-le trạng thái rắn (SSR). SSR relay bán dẫn hiện nay là một giải pháp thay thế...

Thyristor là gì ứng dựng Thyristor

Thyristor là gì ? ứng dựng Thyristor

Thyristor (hay còn gọi là SCR - Silicon Controlled Rectifier ) là thiết bị bán dẫn có nhiều lớp (silicon). Nó cần một cổng tín hiệu để bật nó lên (controlled) và...

THYRISTOR LÀ GÌ - Cấu tạo của Thyristor SCR (Silicon Controlled Rectifier)

THYRISTOR LÀ GÌ? - Cấu tạo của Thyristor SCR (Silicon Controlled Rectifier)

Với nhiều người Thyristor còn khá lạ lẫm vì nó là 1 từ ngữ chuyên ngành. Thyristor có tên đầy đủ là Silicon Controlled Rectifier (SCR). Hãy hiểu đơn giản thế...

0919944885